Bệnh Hodgkin
Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân hiện là điều trị chuẩn cho các trường hợp bệnh Hodgkin tái phát. Hai thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên đã chứng minh lợi ích của ghép tế bào gốc tự thân so với điều trị thông thường dẫn đến người ta đề nghị ghép tế bào gốc cho bệnh nhân tái phát lần đầu cho dù có các yếu tố thuận lợi. Tỷ lệ sống không tái phát 3 năm là 55% ở nhóm hóa trị liều cao (phác đồ BEAM liều cao) kết hợp ghép tế bào gốc so với 34% ở nhóm hóa trị (Dexa – BEAM) liều thông thường theo một nghiên cứu ngẫu nhiên ở châu Âu. Kết quả ghép tế bào gốc đều cao hơn ở cả nhóm tái phát sớm (12 tháng).
Tham khảo thêm thuốc Osimert điều trị ung thư phổi
Các phác đồ liều cao thường dùng là BEAM, CBV và BEAC. Khi dùng các phác đồ có nitrosourea (BCNU) cần lưu ý độc tính với phổi bằng theo dõi chặt chẽ về hô hấp. Những bệnh nhân được ghép tế bào gốc trong lần tái phát thứ nhất (sau khi đã đạt được đáp ứng hoàn toàn với một phác đồ hóa trị với vát chuẩn) có cơ may khoảng 40% không bệnh trong 10 năm.
Ghép tế bào gốc dị gen đã được sử dụng cho các trường hợp tái phát sau ghép tự thân thất bại trong thời gian trước đây. Theo một nghiên cứu gồm 79 bệnh nhân u lymphô ác tính không Hodgkin và 35 bệnh nhân Hodgkin thất bại với ghép tự thân được điều trị bằng ghép dị gen, tỷ lệ sống không tiến triển 1, 3 và 5 năm là 32%, 25% và 5%. Một nghiên cứu khác gồm 94 bệnh nhân được hóa trị liều cao có giảm cường độ liều trong đó 50% số bệnh nhân thất bại với ghép tự thân. Tỷ lệ sống toàn bộ, sống không tiến triển và tử vong liên quan đến ghép 3 năm lần lượt là 45%, 35% và 18%. Vẫn có nguy cơ tiếp tục về bệnh tái phát, bệnh bạch cầu thứ phát và hội chứng loạn sản tủy trong 12 năm sau ghép tự thân trong khi không có trường hợp nào bị bệnh bạch cầu cấp, hội chứng loạn sản tủy và tái phát sau 3 năm ghép tủy dị gen.
U lymphô ác tính không Hodgkin
a. U lymphô ác tính tế bào B lớn lan tỏa
Ghép tế bào gốc tạo máu tự thân vẫn là điều trị chuẩn đối với các bệnh nhân có thể mô học này tái phát sau hóa trị CHOP hoặc phác đồ tương tự. Một số nghiên cứu cũng khẳng định vai trò của phương pháp ở bệnh nhân tái phát sau điều trị phác đồ có rituximab. Yếu tố dự báo kết quả ghép quan trọng nhất là tình trạng nhạy cảm với hóa chất, kế đến là khoảng thời gian giữ được lui bệnh ban đầu trên 12 tháng và không có bệnh khối lớn khi ghép. Người ta thấy kết quả thấp ở bệnh nhân có điểm chỉ số tiên lượng Quốc tế (IPI) điều chỉnh theo tuổi là 2 hoặc 3 vào lúc ghép tự thân. Vì vậy với các bệnh nhân có điểm số IPI điều chỉnh theo tuổi cao ở thời điểm tái phát hoặc bệnh kháng hóa chất nên chọn phương pháp điều trị khác bởi thời gian sống ít cải thiện sau ghép tế bào gốc. Ngoài các phác đồ bước 2 thông dụng sử dụng trước khi ghép tự thân cho u lymphô ác tính tế bào B lớn lan tỏa là DHAP, ESHAP, mini-BEAM và ICE, người ta còn sử dụng thêm rituximab (thường là R-ICE). Tỷ lệ sống không tiến triển sau ghép được ghi nhận là cao hơn một chút ở bệnh nhân được điều trị R-ICE so với nhóm chứng lịch sử là các bệnh nhân được điều trị ICE (54% so với 43% tại thời điểm 2 năm) mặc dù chưa đạt được mức có ý nghĩa thống kê.
Tham khảo thêm thuốc Lenalid điều trị đa u tủy xương
Ghép tế bào gốc dị gen chưa cho kết quả cao hơn so với ghép tự thân trong điều trị các u lymphô không Hodgkin độ ác tính trung bình. Tỷ lệ tái phát thấp hơn do tác dụng mảnh ghép chống u lymphô nhưng tỷ lệ tử vong liên quan ghép cao hơn. Sử dụng phác đồ giảm bớt liều và ghép dị gen đã tăng tỷ lệ sống 1 năm từ 23% lên 67%. Chiến lược này đặc biệt có ý nghĩa cho bệnh nhân thất bại với ghép tế bào gốc tự thân bởi nếu sử dụng hóa trị liều cao cho nhóm này tỷ lệ tử vong không do bệnh tái phát rất cao (tới 70%). Đối với ghép dị gen kết hợp phác đồ hóa trị giảm bớt liều, tỷ lệ tái phát khoảng 50% ở các phân tích hồi cứu ở các u lymphô độ ác tính cao.
b. U lymphô độ ác tính thấp
Hóa trị liều chuẩn cho u lymphô độ ác tính thấp tái phát có thể làm lui bệnh trong những khoảng thời gian ngắn dần. Các nghiên cứu pha II đã cho thấy điều trị vớt vát kế tiếp theo củng cố bằng ghép tế bào gốc tự thân có thể kéo dài thời gian sống không bệnh. Một nghiên cứu sử dụng ghép tủy tự thân được thanh lọc bằng kháng thể đơn dòng kháng tế bào B trên 153 bệnh nhân đã cho thấy tỷ lệ sống không bệnh và toàn bộ 8 năm tương ứng là 42% và 66%. Nhóm nghiên cứu U lymphô độ ác tính thấp của Đức đã bắt thăm các bệnh nhân dưới 60 tuổi bị u lymphô ác không Hodgkin thể thầm lặng (indolent) nhạy với hóa trị đã thoái lui một phần hoặc hoàn toàn sau điều trị thường quy lần đầu hoặc ghép tế bào gốc tự thân hoặc duy trì bằng interferon. Sau 4,2 năm theo dõi, tỷ lệ tái phát 27,2% ở nhóm ghép tế bào gốc so với 60,3% ở nhóm interferon. Tỷ lệ sống không tiến triển 5 năm cũng cao hơn ở nhóm ghép tế bào gốc (67% so với 33%).
Vai trò chính xác của ghép dị gen trong u lymphô ác tính thể nang chưa được định rõ. Ghép dị gen được sử dụng ban đầu cho các trường hợp không thể ghép tự thân bởi bệnh lan tràn hoặc xâm lấn tủy xương. Kết quả cho thấy phương pháp có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao, chủ yếu do bệnh mảnh ghép chống chủ, nhưng có tỷ lệ tái phát thấp với 50% sống không bệnh 5 năm sau ghép. Người ta thấy tác dụng của mảnh ghép chống u lymphô khá mạnh đối với u lymphô độ ác tính thấp. Vì vậy, các phác đồ giảm bớt liều kết hợp ghép dị gen có thể hợp lý cho các bệnh nhân này.
c. U lymphô ác tế bào Mantle
Đây là thể bệnh có độ ác tính trung bình với thời gian sống trung bình 2 năm với điều trị thường quy. Hiện chưa có bằng chứng về lợi ích sống thêm của ghép tự thân cho bệnh kháng ban đầu, bệnh tái phát hoặc sau thoái lui hoàn toàn lần 2. Một số nghiên cứu ở các viện riêng lẻ báo cáo tỷ lệ sống không bệnh trong khoảng 36% đến 48% sau 3 đến 4 năm. Hình thái tế bào non và bệnh nhân đã được điều trị nặng nề có tiên lượng xấu. Một vài nghiên cứu báo cáo kết quả khích lệ với việc sử dụng rituximab sau ghép tế bào gốc tự thân hoặc sử dụng các phác đồ hoá chất mạnh như hyper-CVAD, cytarabin và methotrexat để gây lui bệnh về phân tử tiếp theo bằng ghép tế bào gốc tự thân. Do hầu hết bệnh nhân u lymphô tế bào Mantle tái phát sau hoá chất liều cao, hiện nay người ta tập trung vào điều trị miễn dịch sau ghép như interleukin-2, interferon liều thấp, các loại vắc xin và tăng cường cho phác đồ chuẩn bị bằng miễn dịch phóng xạ. Hiện cũng còn ít số liệu về ghép tế bào gốc dị gen cho u lymphô tế bào Mantle. Các phác đồ loại tủy dẫn đến thời gian sống lâu dài cho bệnh nhân, thường ở những người có bệnh mảnh ghép chống chủ mạn. Các phác đồ giảm liều có độc tính thấp hơn nhưng khả năng kiểm soát bệnh lâu dài vẫn chưa được rõ.
Các bệnh nhân tái phát sau ghép tế bào gốc dị gen vẫn có thể đạt được lui bệnh hoàn toàn bằng cách truyền bạch cầu người cho.
Bệnh bạch cầu lymphô mạn
Có một số không nhỏ bệnh nhân bệnh bạch cầu lymphô mạn tuổi còn khá trẻ với khoảng 20% số bệnh nhân dưới 55 tuổi. Thời gian sống trung bình của số này tương đương với các bệnh nhân cao tuổi (khoảng 10 năm) nên họ có nhiều khả năng tử vong do bệnh bạch cầu lymphô mạn. Những bệnh nhân mang các yếu tố tiên lượng xấu có thời gian sống ngắn hơn. Khoảng 60% số bệnh nhân trẻ có bệnh tiến triển nhanh với thời gian sống trung bình 5 năm khi được điều trị. Ghép tế bào gốc tự thân có thể thực hiện được ở người trẻ, giúp kéo dài lui bệnh trên lâm sàng và xét nghiệm phân tử. Tỷ lệ tử vong liên quan ghép dưới 10% với đáp ứng hoàn toàn 80%. Một nghiên cứu bệnh chứng ghép cặp yếu tố nguy cơ đã cho thấy phương pháp kéo dài thời gian sống so với điều trị thông thường. Bệnh nhân được ghép tự thân về sau vẫn bị tái phát. Các trường hợp được ghép ở các nghiên cứu thường là điều trị vớt vát nên huy động đủ tế bào gốc cũng gặp khó khăn đặc biệt ở các bệnh nhân đã dùng fludarabine. Tỷ lệ huy động được tế bào gốc ở bệnh nhân đã điều trị fludarabine là 67%. Tỷ lệ sống 5 năm không bệnh ở bệnh nhân đạt đáp ứng hoàn toàn trước ghép (sau fludarabin) là 77,5% và chỉ đạt được đáp ứng hoàn toàn sau ghép là 51,5%.
Ghép tế bào gốc dị gen ở bệnh bạch cầu lymphô mạn có tỷ lệ biến chứng và tử vong cao do cả phác đồ hóa trị và bệnh mảnh ghép chống chủ và nhiễm trùng. Ngoại trừ vấn đề này, các bệnh nhân thoát được nguy hiểm sẽ sống lâu dài. Đặc biệt, nếu ghép từ người ngoài huyết thống thì tỷ lệ đáp ứng hoàn toàn cao hơn và tỷ lệ tái phát thấp hơn so với ghép từ người cùng huyết thống. Điều này có thể do tác dụng mảnh ghép chống bệnh bạch cầu. Người ta đề nghị ghép dị gen với phác đồ điều kiện loại tủy cho bệnh nhân dưới 50 tuổi. Bệnh nhân giữa 50 và 65 tuổi và tất cả những người tái phát sau ghép tự thân nên được cân nhắc ghép dị gen với phác đồ điều kiện giảm liều.
Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h
Tham khảo thêm bài viết: