Sức khỏe

Ung thư Buồng trứng có nguy hiểm không, những kiến thức cơ bản về ung thư buồng trứng?

UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

1. ĐẠI CƯƠNG

Ung thư buồng trứng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong số các UNG THƯ phụ khoa ở các nước Âu-Mỹ. Tuy nhiên tại châu Á tỷ lệ mắc thấp hơn. Tại Việt Nam, theo ghi nhận giai đoạn 2001-2004, tỷ lệ mắc dao động từ 3,6- 3,9/100.000 người. Ung thư buồng trứng có râ’t nhiều thể mô bệnh học nhưng người ta nhóm thành 3 loại chính: UNG THƯ biểu mô, u tế bào mầm ác tính và các u đệm-dây sinh dục.

Ung thư biểu mô buồng trứng chiếm tới 80-90% các UNG THƯ buồng trứng, thường xuất hiện ở tuổi mãn kinh. Có khoảng hơn một nửa UNG THƯ biểu mô buồng trứng xuất hiện sau tuổi 65. Bệnh diễn biến âm thầm, triệu chứng không đặc hiệu hoặc không có triệu chứng ở giai đoạn sớm. Vì vậy, hầu hết bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn. Nguy cơ mắc UNG THƯ buồng trứng tăng lên khi người phụ nữ có mẹ hoặc chị em gái mắc UNG THƯ buồng trứng hoặc UNG THƯ vú, đặc biệt khi những người này bị bệnh khi còn trẻ. Tiền sử bản thân người phụ nữ bị mắc UNG THƯ nội mạc tử cung hoặc UNG THƯ đại tràng cũng có nguy cơ cao bị UNG THƯ biểu mô buồng trứng.

U tế bào mầm ác tính chiếm khoảng 10-15% UNG THƯ buồng trứng ở người châu Á, thường xuất hiện ở tuổi trẻ, với đỉnh cao ở lứa tuổi 20. Có khoảng 25% u của buồng trứng xuất phát từ tế bào mầm, nhưng chỉ có 3% ác tính. Với biểu hiện ở giai đoạn sớm hơn và bệnh nhân đang ở lứa tuổi sinh đẻ, việc bảo tồn buồng trứng đối với các trường hợp u tế bào mầm cần được cân nhắc trong khi phẫu thuật.

U đệm dây sinh dục chiếm 5% số bệnh nhân UNG THƯ buồng trứng, xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng hay gặp ở lứa tuổi trung niên. Do xuất phát từ những tế bào liên quan đến đặc tính sinh dục nên bệnh nhân thường có thêm các biểu hiện nam tính hoặc nữ tính hoá.

Mặc dù các UNG THƯ buồng trứng có tiên lượng chung xấu, những tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị trong những năm gần đây đã cải thiện đáng kể thời gian sống của các bệnh nhân.

2. CHẨN ĐOÁN

2.1. Lâm sàng

2.1.1. Triêu chứng

– Biểu hiện chung:

+ Bệnh nhân có thể có những triệu chứng không đặc hiệu như đầy tức, bụng to lên.

+ Chảy máu âm đạo bất thường, các triệu chứng về dạ dày ruột và tiết niệu cũng có thể xuất hiện.

Trước một bệnh nhân nữ, có cảm giác chướng và khó chịu vùng bụng nên khám kỹ tiểu khung và thăm âm đạo và trực tràng.

– Ung thư biểu mô buồng trứng thường tiến triển âm thầm và không có dấu hiệu đặc trưng chính vì vậy phần lớn (trên 70%) khi được phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn III-IV.

– Ung thư buồng trứng loại tế bào mầm thường có triệu chứng đau do căng và xoắn dây chằng rộng ngay khi u còn khu trú tại buồng trứng và 70% bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn I của bệnh. Một số trường hợp đau dữ dội do chảy máu, vỡ u.

– Ung thư buồng trứng loại u đệm 1 dây sinh dục có thêm các triệu chứng của tăng tiết quá mức estrogen hoặc androgen như mất kinh hoặc kinh nguyệt thất thường ở phụ nữ còn kinh hoặc ra máu âm đạo ở phụ nũ đã mãn kinh hoặc những biểu hiện nam hoá.

2.1.2. Khám lâm sàng:

Thăm khám (bao gồm cả thăm âm đạo, trực tràng) có thể thấy:

– Buồng trứng to lên, sờ thấy được.

– Khối u vùng chậu: thường chắc, có thể cố định, đôi khi kèm theo nhiều khối nhỏ vùng túi cùng.

– Cổ chướng

Cần khám toàn diện đánh giá hạch ngoại vi, tình trạng gan, thận, trực tràng, thiếu máu, suy kiệt…

2.2. Các xét nghiệm cận lâm sàng

2.2.1. Siêu âm

Khi sờ thấy khối u vùng khung chậu nên tiến hành kiểm tra bằng siêu âm cho bệnh nhân. Siêu âm với đầu dò âm đạo và siêu âm qua thành bụng có thể phân biệt u buồng trứng với các khối u khác vùng chậu, hình thái khối u (nang, đặc, nhú…), kích thước khối u, tình trạng buồng trứng bên đối diện và dịch cổ chướng.

            Siêu âm Doppler màu đánh giá được mạch máu của khối u, có thể phát hiện được những mạch máu tân sản bất thường gợi ý u lành hay ác.

2.2.2. Xét nghiệm chất chỉ điểm u

  • Nồng độ CA 125 tăng cao ở hơn 80% các trường hợp UNG THƯ biểu mô buồng trứng, nhưng cũng có thể tăng trong một số tình trạng lành tính hoặc một số UNG THƯ ngoài buồng trứng.
  • α-fetoprotein (AFP) và HCG tăng trong các u tế bào mầm tuỳ theo loại u.

2.2.3. Chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ ổ bụng và vùng chậu: giúp đánh giá mức độ xâm lấn và tình trạng di căn của u. Chụp cộng hưởng từ đắt hơn nhưng không cho thêm nhiều thông tin so với chụp cắt lớp.

2.2.4. Chụp X-quang phổi: đánh giá có di căn phổi hay không.

2.2.5. Tế bào học dịch cổ chướng: chọc hút, ly tâm dịch cổ chướng để tìm tế bào UNG THƯ.

2.2.6. Soi ổ bụng: khi còn nghi ngờ đối với khối u nhỏ. Thủ thuật cần thực hiện thận trọng, nếu không có thể làm vỡ khối u làm ảnh hưởng tới thời gian sống của bệnh nhân. Trong khi soi có thể tiến hành sinh thiết hoặc làm tế bào học các vị trí nghi ngờ để đánh giá chính xác giai đoạn.

2.2.7. Phẫu thuật thăm dò: giúp chẩn đoán xác định. Nếu xác định là UNG THƯ buồng trứng có thể tiến hành phẫu thuật điều trị.

2.2.8. Xếp loại mô bệnh học

            Các thể mô bệnh học thường gặp của UNG THƯ buồng trứng theo xếp loại của Tổ chức Y tế thế giới như sau:

  1. Các ung thư biểu mô (Epithelial tumors)
  • Các u thanh dịch ác tính (Malignant serous tumors)
  • Các u nhày ác tính (Malignant mucinous tumors)
  • Các u dạng nội mạc tử cung (Malignant endometrioid tumors)
  • Các u tế bào sáng ác tính (Malignant clear cell tumors)
  • Các u tế bào chuyển tiếp (Transitional-cell tumors)
  • Ung thư biểu mô tế bào vảy (Squamous cell carcinoma)
  • Các u biểu mô hỗn hợp (Mixed epithelial tumors)
  • Ung thư biểu mô không biệt hoá (Undifferentiated carcinoma)
  1. Các u tế bào mầm (Germ-cell tumors)
  • U nghịch mầm (Dysgerminoma)
  • U túi noãn hoàng (Yolk-sac tumor)
  • Ung thư biểu mô phôi (Embryonal carcinoma)
  • U đa phôi (Polyembryoma)
  • Ung thư biểu mô màng đệm (Choriocarcinoma)
  • Các u quái (Teratomas)
  • U nguyên bào sinh dục (Gonadoblastoma)
  • Các khối u hỗn hợp (Mixed)
  1. Các u đệm – dây sinh dục (Sex cord-Stromal tumors)
  • Các u đệm-tế bào hạt (Granulosa-stromal cell tu mors)
  • Các u tế bào Sertoli-Leydig (Sertoli-Leydig cell tumors)
  • U dây sinh dục có các tiểu quản hình nhẫn (Sex cord tumor wíth annular tubules)
  • U nguyên bào lưỡng tính (Gynandroblastoma)

–           Các u tế bào steroid (Steroid-cell tumors)

  • Các u đệm-dây sinh dục không xếp loại (Unclassified)

            Ngoài ra, có thể gặp các UNG THƯ tổ chức liên kết (sacôm), u lymphô ác tính (không Hodgkin và Hodgkin) và các khối u di căn đến buồng trứng (u Krukenberg, di căn từ vú, tử cung…).

2.3.      Chẩn đoán giai đoạn

            Ung thư buồng trứng thường được xếp giai đoạn theo FIGO (Liên đoàn sản phụ khoa quốc tế).

 

Giai đoạn I:

U còn giới hạn ở buồng trứng.

Giai đoạn IA:

U giới hạn ở một buồng trứng, vỏ nguyên vẹn không có u trên bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.

 

Giai đoạn IB:

U giới hạn ở hai bên buồng trứng, vỏ nguyên vẹn không có u trên bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính.

Giai đoạn IC:

U giới hạn ở một hoặc cả hai buồng trứng nhưng có một trong những yếu tố sau: vỏ đã vỡ, có khối u bề mặt buồng trứng, tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng dương tính.

Giai đoạn II:

U phát triển ở một hoặc hai bên buồng trứng xâm lấn chậu hông.

Giai đoạn IIA:

U xâm lấn và/hoặc di căn tới tử cung và/hoặc vòi trứng nhưng tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa bụng âm tính.

Giai đoạn IIB:

U xâm lấn tới tổ chức khác trong khung chậu nhưng tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính. 

Giai đoạn IIC:

Như giai đoạn IIA hoặc IIB nhưng tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng dương tính.

Giai đoạn III:

U có ở một hoặc hai bôn buồng trứng nhưng UNG THƯ đã reo rắc ra ổ bụng ngoài khung chậu hoặc di căn hạch vùng. Di căn tới bề mặt gan vẫn được tính ở giai đoạn III.

Giai đoạn IIIA:

Di căn vi thể trong ổ bụng ngoài tiểu khung.

Giai đoạn IIIB:

Di căn đại thể trong ổ bụng vượt ra ngoài tiểu khung, đường kính lớn nhất ≤ 2cm.

Giai đoạn IIIC:

Di căn đại thể trong ổ bụng ngoài vượt ra ngoài tiểu khung, đường kính lớn nhất ≥ 2cm, di căn hạch vùng.

Giai đoạn IV:           

Di căn xa (không kể phúc mạc), bao gồm cả nhu mô gan, tràn dịch màng phổi ác tính.

 

3. ĐIỀU TRỊ

3.1. Ung thư biểu mô

3.1.1. Phẫu thuật

  • Phẫu thuật ban đầu rất quan trọng trong UNG THƯ buồng trứng nói chung, đặc biệt đối với UNG THƯ biểu mô buồng trứng. Phẫu thuật giúp đánh giá giai đoạn chính xác bởi có thể kiểm tra tình trạng khối u, buồng trứng cả hai bên và toàn bộ ổ bụng. Phương pháp phẫu thuật tối ưu gồm cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên, mạc nối lớn, phá hủy tối đa các khối u, sao cho kích thước còn lại ≤1cm. Kiểm tra mặt dưới cơ hoành, toàn bộ phúc mạc và sinh thiết nếu nghi ngờ. Kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng và lấy bỏ hạch di căn. Ngay cả giai đoạn cũng có tới 10-20% trường hợp có di căn hạch. Lấy dịch rửa ổ bụng làm tế bào học. Ngay cả giai đoạn IV cũng cần phẫu thuật lấy càng nhiều càng tốt tổn thương UNG THƯ để có thể hóa trị sau mổ tốt hơn.
  • Đối với giai đoạn IA, IB, mô bệnh học loại biệt hoá tốt hoặc trung bình phẫu thuật là đủ. Đặc biệt, nếu bệnh nhân có nhu cầu sinh con, giai đoạn IA, IB, mô học độ có thể xem xét chỉ cắt bên phần phụ (vòi- buồng trứng) tổn thương.
  • Các trường hợp còn lại cần điều trị tiếp bằng hoá chất, đôi khi xạ trị.
  • Phẫu thuật kiểm tra lại sau điều trị (second-look): nay ít dùng.

3.1.2. Hoá chất

  • Hoá chất có phức hợp platinum: đơn hoá chất, phối hợp alkyl hoá, phối hợp paclitaxel. Carboplatin và cisplatin có hiệu quả tương đương trong UNG THƯ biểu mô buồng trứng nhưng carboplatin không có những độc tính nặng nề trên thận, tai, nôn và buồn nôn như cisplatin. Bệnh nhân có thể xuất hiện quá mẫn với paclitaxel ở liều đầu do phản ứng phản vệ với paclitaxel hay tá dược.

            Các phác đồ thường dùng bao gồm carboplatin kết hợp paclitaxel carboplatin kết hợp cyclophosphamid, cisplatin kết hợp cyclophosphamid.

  • Hoá chất màng bụng sau mổ có thể áp dụng trong một số trường hợp có thể trạng tốt, đã phẫu thuật công phá u tối ưu. Một thử nghiệm ngẫu nhiên pha III đã cho thấy lợi ích về sống thêm nhưng độc tính tăng lên khi hóa trị màng bụng so với hóa trị tĩnh mạch ở bệnh nhân UNG THƯ biểu mô buồng trứng giai đoạn III đã phẫu thuật công phá u tối ưu.

3.1.3. Xạ trị

  • Các đồng vị phóng xạ cũng đã được sử dụng trong UNG THƯ biểu mô buồng trứng. Người ta sử dụng chromic phốt phát có hoạt tính phóng xạ hoặc vàng có hoạt tính phóng xạ. Tuy nhiên, độ xuyên sâu chỉ đạt 4-5mm nên chỉ sử dụng cho bệnh còn lại tối thiểu. Đồng vị phóng xạ P32 bơm màng bụng cũng đã được thử nghiệm nhiều nhưng chưa cải thiện kết quả.
  • Xạ trị toàn ổ bụng, khung chậu.

3.2.      Ung thư biểu mô độ ác tính thấp

  • Còn gọi là thể giáp biên, chiếm 15% các UNG THƯ biểu mô của buồng trứng.
  • Giai đoạn I, II: có thể cắt bên phần phụ tổn thương nếu bệnh nhân có nhu cầu sinh con. Nếu u dạng nang ở cả hai bên buồng trứng và bệnh nhân có nhu cầu sinh con, có thể cắt buồng trứng bán phần với diện cắt không còn tế bào u. Nếu bệnh nhân không có nhu cầu sinh con, cắt tử cung toàn bộ + phần phụ hai bên.
  • Giai đoạn III: phẫu thuật như loại có độ ác tính cao.
  • Đối với các khối u nhày (mucinous), nên cắt ruột thừa.
  • Hiện nay hóa trị chỉ áp dụng trong trường hợp u phát triển nhanh, sau phẫu thuật công phá u tái phát.

3.3.      U tế bào mầm ác tính

3.3.1. Phẫu thuật

            Nguyên tắc chung cũng giống với phẫu thuật cho UNG THƯ biểu mô buồng trứng. Tuy nhiên do bệnh nhân được phẫu thuật ở giai đoạn sớm hơn, hóa trị có hiệu quả cao, phẫu thuật bảo tồn được cân nhắc nhiều hơn. Các u tế bào mầm ác tính (trừ u nghịch mầm) hiếm khi biểu hiện hoặc di căn sang buồng trứng đối bên do vậy việc bảo tồn buồng trứng đối bên có thể được đặt ra đối với các bệnh nhân ở độ tuổi sinh đẻ, có nhu cầu sinh con.

  • Giai đoạn I: chỉ cắt bên phần phụ tổn thương bảo tồn tử cung và phần phụ bên đối diện nếu bệnh nhân có nhu cầu sinh con.
  • Giai đoạn II, III, IV: cắt toàn bộ tử cung + phần phụ hai bên. Lấy bỏ tối đa các khối u, tránh cắt bỏ các phần của hệ tiết niệu, các đoạn ruột. Đối với phụ nữ có nhu cầu sinh con rất bức thiết có thể xem xét bảo tồn tử cung và phần phụ bên đối diện.
  • Phẫu thuật kiểm tra lại sau điều trị (second-look): chỉ áp dụng cho các trường hợp phẫu thuật ban đầu không lấy được hết u hoặc khối u có thành phần u quái.

3.3.2. Hoá chất

  • Điều trị hoá chất không có chỉ định trong trường hợp u quái không trưởng thành, độ 1, giai đoạn IA đã được phẫu thuật. Các trường hợp còn lại cần được hóa trị sau phẫu thuật. Phác đồ hóa chất thường có cisplatin
  • Phác đồ
  • BEP (bleomycin, etoposid, cisplatin)
  • PVB (cisplatin, vinblastine, bleomycin)
  • VAC (vincristin, dactinomycin, cyclophosphamid)

3.3.3. Xạ trị

            Xem xét chỉ khi không thể hóa trị, bệnh nhân không có nhu cầu sinh đẻ. Một số trường hợp u đơn độc, hóa trị liệu khó thực hiện. Xạ trị toàn não trong trường hợp di căn não.

3.4.      U đệm- dây sinh dục

3.4.1. Phẫu thuật

  • Giai đoạn I, bệnh nhân trẻ có nhu cầu sinh con: chỉ cắt bên phần phụ tổn thương bảo tồn tử cung và phần phụ bên đối diện. Với bệnh nhân không còn nhu cầu sinh đẻ, cần phẫu thuật cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên và đánh giá giai đoạn đầy đủ. Bệnh nhân từ 40 tuổi trở xuống ở giai đoạn I, phẫu thuật là đủ.
  • Các trường hợp còn lại: cắt tử cung toàn bộ, phần phụ hai bên và mạc nối lớn. Lấy bỏ hoặc phá hủy các khối u tối đa, sao cho các khối còn lại kích thước ≤1cm. Kiểm tra hạch chậu, hạch chủ bụng và lấy bỏ hạch di căn. Kiểm tra tế bào dịch rửa ổ bụng.

3.4.2. Hoá chất

            Đối với bệnh ở giai đoạn I, hoá chất được áp dụng cho phụ nữ từ 40 tuổi trở. Các giai đoạn II-III-IV, cần hóa trị sau mổ. Phác đồ hoá chất phối hợp cần có platinum với phác đồ thường dùng là PVB (cisplatin, vinblastin, bleomycin) hoặc phác đồ phối hợp cisplatin, doxorubicin và etoposid.

3.4.3. Xạ trị

            Xạ trị khung chậu có thể sử dụng cho các trường hợp còn u sau phẫu thuật.

3.5.      Điều trị bệnh tái phát

            Có tới 80-90% bệnh nhân giai đoạn III-IV sẽ tái phát về sau. Tuỳ tình huống cụ thể, có thể lựa chọn các phương pháp:

  • Điều trị hoá chất
  • Xem xét phẫu thuật lại lấy gọn u hoặc công phá u tuỳ theo mức độ lan rộng của u, di căn xa hay không, thể trạng bệnh nhân. Sau đó hóa trị.
  • Điều trị hoá chất trong trường hợp không phẫu thuật được, sau đó xem xét khả năng phẫu thuật.
  • Nếu không phẫu thuật triệt căn được, có thể phẫu thuật tạm bợ: giải phóng tắc ruột…
  • Xạ trị cũng giúp ích giảm bớt triệu chứng trong một số trường hợp
  • Các biện pháp khác: hoá chất màng bụng, hoá chất liều cao kết hợp ghép tế bào gốc tự thân hoặc thử nghiệm thuốc mới là các lựa chọn khác.

            * Hóa trliệu trong bệnh tái phát: khi bệnh tái phát trong vòng 6 tháng sau hóa trị ban đầu có platin được coi là bệnh kháng với platin. Những trường hợp còn lại được coi là nhạy cảm với platin. Những trường hợp bệnh nhạy cảm với platin có thể điều trị nhắc lại phác đồ có platin (± taxan). Có tới 70% bệnh nhân tái phát ≥ 2 năm sau điều trị ban đầu có đáp ứng với điều trị platin nhắc lại. Đối với các trường hợp tái phát trong vòng 6 -12 tháng được coi là ở khoảng giáp ranh, thường điều trị như bệnh kháng với platin.

            Hóa trị liệu đơn chất thường được sử dụng trong UNG THƯ biểu mô buồng trứng tái phát. Các thuốc thường được chọn bao gồm gemcitabin, liposomal doxorubicin, docetaxel, topotecan, etoposid dạng uống, paclitaxel.

            Trong những năm gần đây, người ta quan tâm tới điều trị đích, đặc biệt là các thuốc chống tăng sinh mạch. Bevacizumab, kháng thể đơn dòng kháng VEGF, có tác dụng khiêm tốn trong UNG THƯ buồng trứng tái phát, cả ở các trường hợp nhạy cảm và kháng với platin. Ngoài ra sorafenib, một thuốc ức chế tyrosin kinase cũng được nghiên cứu trong UNG THƯ buồng trứng tái phát.

Tham khảo danh mục thuốc điều trị ung thư

Thuốc Osimerts điều trị ung thư phổi

Thuốc Geftinat điều trị ung thư phổi

4.         TIÊN LƯỢNG

            Các yếu tố tiên lượng tốt trong UNG THƯ biểu mô buồng trứng bao gồm thể giải phẫu bệnh là loại tế bào sáng, độ ác tính thấp, triệu chứng ẩn trên lâm sàng toàn trạng tốt, tuổi trẻ, giai đoạn sớm và không có dịch cổ chướng.

            Tỷ lệ sống sau 5 năm là 73% ở giai đoạn I, 46% ở giai đoạn II, 19% ở đoạn III và 5% ở giai đoạn IV.

            Tiên lượng đối với u tế bào mầm ác tính khác nhau rất lớn giữa các thể mô bệnh học. U quái trưởng thành có thời gian sống không bệnh khá dài, U quái không trưởng thành có tiên lượng phụ thuộc vào độ mô học. U nghịch mầm cũng có tiên lượng khá tốt, đặc biệt khi u dưới 10cm, nguyên vỏ, không có dịch cổ chướng có tỷ lệ sống 10 năm sau điều trị tới 88,6%. U túi noãn hoàng rất ác tính với hơn 50% bệnh nhân tử vong trong vòng 1 năm sau chẩn đoán. Đối với u tế bào mầm hỗn hợp, tiên lượng phụ thuộc vào kích thước u và thành phần mô bệnh học.

            Đối với u đệm dây sinh dục, tiên lượng phụ thuộc thể mô bệnh học, giai đoạn bệnh, tuổi bệnh nhân, kích thước u, tình trạng vỏ nguyên vẹn hay đã vỡ.

5.         THEO DÕI

            Theo dõi UNG THƯ buồng trứng sau điều trị bằng khám lâm sàng (bao gồm cả khám tiểu khung), các chất chỉ điểm u kết hợp với một số xét nghiệm khác như siêu âm ổ bụng, chụp X-quang ngực.

            Lịch kiểm tra: khám lại 2-4 tháng/lần trong 2 năm đầu, 6 tháng/lần trong 3 năm tiếp theo, sau đó 1 năm/lần.

6.         MỘT SỐ PHÁC Đ HÓA TRỊ THƯỜNG DÙNG

6.1.      Ung thư biểu mô buồng trứng

  • Phác đồ CarboC:

            Carboplatin 300mg/m2, TM, ngày 1

            Cyclophosphamid 600mg/m2, TM, ngày 1

            Chu kỳ 21 ngày.

  • Phác đồ CP:

            Cisplatin 75mg/m2, TM, ngày 1

            Cyclophosphamid 600mg/m2, TM, ngày 1

            Chu kỳ 21 ngày.

  • Phác đồ CIS/TAX:

            Cisplatin 75mg/m2, TM, ngày 2

            Paclitaxel 135mg/m2, TM 24 giờ, ngày 1

            Chu kỳ 21 ngày.

  • Phác đồ CIS/TAX (PT):

            Cisplatin 75mg/m2, TM, ngày 1

            Paclitaxel 175mg/m2, TM, ngày 1 trong 3 giờ

            Chu kỳ 21 ngày.

  • Phác đồ Docetaxel:

            Docetaxel 100mg/m2, TM, ngày 1

            Chu kỳ 21 ngày.

  • Phác đồ Gemcitabin:

            Gemcitabin 800mg/m2, TM, ngày 1, 15-22 Chu kỳ 28 ngày.

  • Phác đồ Ifos/Cis:

            Ifosfamid 1500mg/m2, TM, ngày 1-5 hoặc 5000mg/m2 TM trong 18 giờ,      ngày 1

            Cisplatin 100mg/m2, TM, ngày 1

            Chu kỳ 21 ngày.

  • Phác đồ Etoposid:

            Etoposid 50mg uống ngày 1-7

            Chu kỳ 21 ngày.

  • Phác đồ PAC-I:

            Cisplatin 50mg/m2, TM, ngày 1

            Doxorubicin 50mg/m2, TM, ngày 1

            Cyclophosphamid 750mg/m2, TM, ngày 1

            Chu kỳ 21 ngày.

6.2. U tế bào mầm ác tính và u đệm – dây sinh dục

  • Phác đồ BEP:

            Cisplatin 20mg/m2, TM, ngày 1-5

            Etoposid 100mg/m2, TM, ngày 1-5           

            Bleomycin 20 Đvị/m2, TM, ngày 1,8,15 (tối đa 30 Đvị)

            Chu kỳ 21 ngày, 3-4 chu kỳ.

  • Phác đồ PVB:

            Bleomycin 20 Đvị/m2, (tối đa 30 Đvị), TM, hàng tuần X 7 tuần, nghỉ 2         tuần, sau đó truyền vào tuần thứ 10

            Vinblastin 12mg/m2, TM, ngày 1

            Cisplatin 20mg/m2, TM, ngày 1-5

            Chu kỳ 21 ngày, 3-4 chu kỳ.

Tác giả bài viết: Dược Sĩ Đỗ Thế Nghĩa, Đại Học Dược Hà Nội, CEO: Mua Thuốc 24h

Tham khảo thêm

Điều trị ung thư phổi đột biến gen egfr như thế nào?

Điều trị U lymphô ác tính bệnh Hodgkin và U lymphô ác tính không Hodgkin

 

Tài liệu tham khảo

    1. Nguyễn Bá Đức. Hoá chất điều trị bệnh ung thư. Nhà xuất bản Y học-2003
    2. Goff BA, Mandel L, Muntz HG, Melancon CH. Ovarian carcinoma diagnosis: results ofa national ovarian cancer survey. Cancer 2000:89:2068.
    3. Bristow RE, Tomacruz RS, Armstrong DB, Trimble EL, Montz FJ. Survival effect of maximal cytoreductive surgery for advanced ovarian carcinoma during the platinum era: a meta-analysis. J Clin Oncol 2002;20:1248.
    4. Trimbos JB, Vergote I, Bolls G, et al. Impact of adjuvant chemotherapy and surgical staging in eariy-stage ovarian carcinoma: European Organization for Research and Treatment of Cancer-Adjuvant Chemotherapy in Ovarian Neoplasm Trial. J Natl Cancer Inst 2003;95:113.
    5. International Collaborative Ovarian Neoplasm (ICON1) Collaborators. International Collaborative Ovarian Neoplasm Trial 1: a randomized trial of adjuvant chemotherapy in women with eariy-stage ovarian cancer. J Natl Cancer Inst 2003;95:125.
    6. Bell J, Brady M, Lage J, et al. A randomized phase III trial of three versus six cycles of carboplatin and paclitaxel as adjuvant treatment in early stage ovarian epithelial carcinoma: a Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol 2003;88:156(abst).
    7. Bristow RE, Montz FJ, La Gasse LD, Leuchter RS, Karlan BY. Survival impact of surgical cytoreduction in stage IV epithelial ovarian cancer. Gynecol Oncol 1999,72:278.
    8. Hoskins WJ, Bundy BN, Thigpen JT, Omura GA. The influence of cytoreductive surgery on recurrence-free interval and survival in small volume stage III epithelial ovarian cancer a Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol 1992;47:159.
    9. Aabo K, Adams M, Adnitt P, et al. Chemotherapy in advanced ovarian cancer: four systematic meta-analyses of individual patient data from 37 randomized trials. Br J Cancer 1998;78:1749.
    10. Williams S, Blessing JA, Liao SY, Ball H, Hanjani P. Adjuvant therapy of ovarian germ cell tumors with cisplatin, etoposide, and bleomycin: a trial of the Gynecologic Oncology Group. J Clin Oncol 1994;12:701.
    11. H.Homesley HD, Bundy BN, Hurteau JA, Roth LM. Bleomycin, etoposide and cisplatin combination therapy of ovarian granulosa cell tumors and other stromal malignancies: a Gynecologic Oncology Group study. Gynecol Oncol 1999,72:131.

Related Articles

Bệnh sốt xuất huyết và những điều cần lưu ý

Trần Hạ Vũ

Nên lựa chọn gối cho người đau đầu và mất ngủ thường xuyên loại nào tốt?

Trần Hạ Vũ

Ăn quá nhiều lượng mỡ còn dễ bị ung thư

Trần Hạ Vũ

Leave a Comment